1/ Lazada

Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba. Lazada có mạng lưới phát triển rộng khắp các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Bán hàng trên Lazada khá dễ dàng, mức chi phí khá thấp.

Ưu điểm

  • Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí.
  • Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công nghệ, 10% với sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.
  • Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.
  • Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.

 

Nhược điểm

Chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao.

Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online của Lazada và khai báo CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng.

Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.

Chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các qui định khắt khe với người bán hàng.

2/ Shopee

Shopee đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực về mặt người dùng, gian hàng và số lượng đơn hàng dẫn đầu trên các sàn TMĐT tại châu Á hiện nay

Bán hàng trên Shopee khá hấp dẫn nhưng cạnh tranh cao

Ưu điểm:

Số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ tăng lên mỗi ngày từ Shopee.

Tập khách hàng khá trẻ, dễ thích nghi với các sản phẩm mới mẻ.

Quy trình mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần xác minh email, số điện thoại.

Phí mở gian hàng miễn phí, phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường.

Chính sách ưu đãi, trợ phí vận chuyển cực tốt, khuyến khích mua hàng cao.

Liên kết với những đối tác vận chuyển lớn, thời gian giao hàng nhanh từ 2 – 5 ngày với các đơn hàng tiêu chuẩn.

Tương tác tốt với khách hàng dễ dàng qua khung chat.

Tính kết nối các nền tảng bán hàng khác cao

Nhược điểm

Mức độ cạnh tranh rất cao do có quá nhiều người bán hoạt động trên Shopee.

Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất lượng sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng.

Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe, thời gian kiểm duyệt lâu và thường xuyên kiểm duyệt lại với các sản phẩm cũ.

Điều kiện trợ phí vận chuyển khá cao, giá trị đơn hàng từ 200.000/shop rất khó đáp ứng với các shop bán hàng giá trị thấp.

3/ Tiki

Tiki cũng thuộc Top 5 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam và thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn vào Tiki trong những năm qua. Bán hàng trên Tiki tạo niềm tin lớn cho khách hàng

Ưu điểm:

Chính sách bán hàng khắt khe: Các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác.

Tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng thấp dưới 1% (Theo công bố của Tiki).

Chiết khấu cho mặt hàng sách khá cao, có thể tới 30%- 35%.

Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.

Chính sách giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua sắm cho khách hàng

Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Nhược điểm:

Khó mở gian hàng trên Tiki, yêu cầu cho người bán là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Các mặt hàng còn ít, chưa đa dạng.

Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 4-10 ngày làm việc với các đơn hàng tiêu chuẩn), tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.

Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng.

4/ Sendo

Sàn thương mại điện tử Sendo trực thuộc tập đoàn công nghệ FPT đã và đang phát triển lớn mạnh trên thị trường. Bán hàng trên Sendo chi phí thấp nhưng tỉ lệ hoàn đơn cao

Ưu điểm:

Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT

Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ

Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.

Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.

Nhược điểm:

Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing và sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả.

Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo.

Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.

Tương tác với khách hàng hạn chế.

Không có mô tả ảnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *